Cách phơi mực khô như thế nào để đảm bảo chất lượng con mực vẫn thơm ngon mà không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài? Đây là vấn đề băn khoăn, thắc mắc của các chị em nội trợ trong công việc bảo quản mực đúng cách.
Tại bài viết dưới đây, cùng Đặc sản Bá Kiến tìm hiểu những thông tin hữu ích về cách phơi mực khô đúng chuẩn, giữ được mực khô lâu nhất nhé!
Nếu bạn là người không có nhiều thời gian để tự tay có thể làm được mực khô nhưng vẫn muốn sở hữu sản phẩm Mực khô chất lượng, nhất định bạn không nên bỏ qua bài viết này:
❌ Địa chỉ mua mực khô tại Hà Nội uy tín, giá tốt nhất ❌
Chuẩn bị nguyên liệu làm mực khô
- Bạn nên chuẩn bị số lượng mực cần thiết để phơi trên giàn hoặc để cho tủ sấy hợp lý.
- Cần chọn những con mực ống tươi được đánh bắt trực tiếp từ các vùng biển, mỗi con mực cần có kích thước to để tránh mực có vị hôi.
Có thể bạn quan tâm: Cách nhận biết mực khô giả đơn giản nhất
Sơ chế nguyên liệu trước khi phơi mực khô
- Rửa sạch mực ống bằng nước biển nhiều lần sau đó mực được mổ ra để loại bỏ hết phần ruột và nội tạng bên trong. Khi làm sạch nội tạng mực cũng cần rửa sạch lại nhiều lần bằng nước biển để hạn chế những vết bẩn còn sót lại ở mực.
- Không nên rửa mực bằng nước ngọt như vậy sẽ mất đi hương vị tươi ngon của mực
- Loại bỏ phần nội tạng của mực cần phải làm nhanh tay nhằm tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trước khi khi đem phơi hoặc sấy như vậy mực sẽ nhanh bị ôi thiu.
- Sau khi rửa sạch cần để mực thật ráo nước.
2 cách phơi mực khô chuẩn nhất
Mực phơi nắng tự nhiên
- Bạn có thể phơi mực theo 2 cách: thứ nhất có thể treo mực lên giá phơi hoặc thứ hai là phơi mực trực tiếp trên giá. Nên để giá mực tránh xa khu dân cư để tránh ruồi muỗi gây mất vệ sinh khi sử dụng.
- Khi phơi mực trên giá cần úp ngược bụng mực xuống để tránh đọng nước trên thân mực
- Thường xuyên đảo đều các mặt của mực để mực khô đều nhau đồng thời cần chú ý phơi cả phần đầu cùng thân mực.
- Phơi mực trong thời tiết nắng đều khoảng 2 ngày là được cần phơi mực mỗi ngày khoảng hơn 10 tiếng
Mực sấy khô
- Mực sau khi rửa sạch để khô nước bạn đem mực xếp đều lên các khay của lò sấy.
- Cần xếp mực lên các khay có khoảng cách đều nhau tránh hiện tượng chồng chất khó đảm bảo mực khô hoàn toàn.
- Trong quá trình sấy cần thường xuyên để ý mức lửa hoặc nhiệt độ để có con mực sấy khô ưng ý nhất không quá ẩm hoặc không quá khô
Có thể bạn chưa biết: Mực khô có được mang lên máy bay không?
Đóng gói và bảo quản mực khô sau khi phơi
- Khi cho mực vào gói bạn nên hút chân không để đảm bảo không khí ẩm không xâm nhập trực tiếp vào mực
- Tiếp đó cần cấp đông mực để mực không bị mất đi chất lượng và sử dụng được lâu hơn.
- Khi cấp đông mực không nên để vật nặng đè lên mực nhằm tránh va chạm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
Một số yêu cầu đối với dụng cụ làm khô mực
Đối với giàn phơi mực khô
- Giàn phơi mực phải có độ cao cách mặt đất ít nhất là hơn 2m để tránh bụi và đảm bảo độ chắc chắn khi có ngoại lực tác động.
- Bề mặt tiếp xúc với sản phẩm được làm bằng vật liệu không gây độc như: tre, gỗ, lưới nilon
- Bề mặt phơi cần phải đảm bảo độ thông thoáng nhất định, thoát ẩm nhanh và dễ vệ sinh trước hoặc sau khi phơi mực.
Đối với tủ sấy khô mực
- Các dụng cụ sấy phải được vệ sinh thường xuyên để hạn chế tình trạng ẩm mốc, vi khuẩn xâm nhập
- Các khay đựng mực phải là inox để mực được tỏa nhiệt hợp lý
- Không gian đựng tủ giấy đảm bảo an toàn về dòng điện và có các hệ thống bổ trợ giúp tủ sấy nhanh tạo nhiệt hơn.
Đặc sản Bá Kiến tin rằng với những thông tin mà bài viết chia sẻ về cách phơi mực khô bạn sẽ có cho mình những lưu ý, kinh nghiệm quan trọng trong quá trình chế biến mực khô. Chúc bạn thành công!