Bánh trung thu
Tết trung thu Việt Nam
Hằng năm, cứ vào mỗi dịp Rằm tháng tám thì người dân Việt Nam từ người lớn cho tới trẻ nhỏ đều nô nức chuẩn bị đón Tết Trung Thu. Đây là một văn hóa truyền thống hết sức quen thuộc đối với chúng ta. Vậy Tết Trung Thu Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Đón Tết Trung Thu như thế nào? Ý nghĩa ngày Tết này đem lại là gì? Để giải đáp các thắc mắc này, xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Tết Trung Thu Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?
Hiện tại người ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Không biết rằng Tết Trung Thu có nguồn gốc từ nền văn hóa Việt Nam hay bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc. Ngày Tết Trung Thu này được biết đến nhiều nhất bởi ba câu chuyện truyền thuyết là Hậu Nghệ và Hằng Nga, vừa Đường Minh Hoàng lên cung trăng và chuyện Chứ Cuội tại Việt Nam.
Các nhà khảo cổ cho biết, trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có in hình ảnh của Trung Thu. Vì vậy nên có thể là ngày Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu Thổ sông Hồng ở Việt Nam. Dịp này là lễ hội mừng ngày thu hoạch được mùa của nông dân sau một vụ mùa.
Theo lịch sử thì chép lại thì tục treo đèn bày cỗ được tổ chức vào ngày sinh nhật của vị vua Đường Minh Hoàng, nhân dân trong khắp đất nước ai ai cũng treo đèn và làm việc ăn mừng. Kể từ đó việc này trở thành tục.
Theo Phan Kế Bính, phong tục hát trống quân từ đời Quang Trung Nguyễn Huệ, khi ông đem quân ra Bắc. Quân sĩ nhiều người nhớ nhà. Quang Trung mới nghĩ ra một phương pháp là cho trai gái hát đối đáp với nhau, giúp cho binh sĩ vui hơn mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống khiến nhịp, đây gọi là trống quân.
Có thể bạn quan tâm:
Những nét đặc sắc trong ngày Tết Trung Thu Việt Nam
Tết Trung Thu Việt Nam là một ngày lễ tết truyền thống vô cùng đặc biệt của người dân nước ta. Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi vì vào dịp này là còn dành cho những trẻ nhỏ, các bé sẽ được vui chơi thỏa thích, ăn bánh kẹo ngọt thật nhiều mà không sợ ba mẹ trách mắng.
Như đã đề cập ở trên thì Tết Trung Thu Việt Nam được biết đến từ sự tích chú Cuội và chị Hằng. Những câu chuyện đó có khá nhiều nhưng mỗi câu chuyện lại mang đến cho chúng ta những điều thú vị, ý nghĩa khác nhau, giúp mỗi đứa trẻ có một sự tích về ngày Tết Trung Thu.
Liên hệ mua Bánh Trung Thu uy tín tại
SHOWROOM BÁNH TRUNG THU LONG ĐÌNH Địa chỉ: 74C Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: 024 394 29166 – 024 394 29168 Webiste: https://banhtrungthulongdinh.com/ Linkedin: https://www.linkedin.com/in/banhtrungthulongdinh/ Business: https://business.google.com/website/banhtrungthu-longdinh/ |
Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu Việt Nam
Từ xưa đến nay, nhân dân luôn có quan niệm rằng cuộc đời và mặt trăng có mối liên hệ với nhau. Trăng tròn hay trăng khuyết, niềm vui, nỗi buồn, sự sum vầy hay chia ly. Do đó mà ngày trăng tròn là tượng trưng cho sự đoàn tụ và Tết Trung Thu cũng được gọi là Tết Đoàn Viên.
Không chỉ là dịp vui chơi giải trí cho trẻ em và người lớn mà tết trung thu còn là dịp tốt để người ta ngắm trăng để quan sát và tiên đoán mùa màng, vận mệnh quốc gia. Nếu thấy ánh trăng màu vàng thì sẽ trúng mùa rằm tơ, màu xanh hay lục thì xảy ra thiên tai, lũ lụt, màu cam thì đất nước yên bình, thịnh trị.
Lời kết:
Vậy là chúng ta đã biết được thêm nhiều điều về ngày Tết Trung Thu Việt Nam rồi đúng không nào? Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về ngày Tết Trung Thu quan trọng và vô cùng ý nghĩa. Chúc các bạn có một mùa tết Trung Thu đầm ấm, hạnh phúc.