Nằm ở cuối bản đồ hình chữ S, miền Nam là vùng đất đầy nắng ấm, đậm phù sa, con người miền Nam hiền hòa mến khách. Miền Nam cũng có sự giao lưu ẩm thực với hai miền còn lại nhưng vẫn giữ được nét riêng biệt trong những món đặc sản miền Nam. Cái vị mà nơi khác đều không có, chỉ riêng miền Nam mới đậm đà đến vậy. Tết năm nay sao bạn không thử tặng cho bạn bè, người thân đặc sản miền Nam làm quà Tết, sẽ rất ý nghĩa đó.
Tết miền Nam có gì khác với Tết miền Bắc
Mặc dù cùng thuộc trên lãnh thổ hình chữ S của đất nước Việt Nam nhưng miền Nam và miền Bắc có sự khác biệt về nhiều khía cạnh. Từ đặc điểm khí hậu, văn hóa cũng như con người. Chính vì những điều trên nên phong tục tập quán của hai miền cũng rất riêng biệt, điều này được thể hiện rõ nhất vào dịp Tết Nguyên Đán.
Hoa ngày Tết
Đầu tiên đó là hoa ngày Tết. Nếu như miền Bắc tràn ngập trong sắc đỏ, sắc hồng thắm của hoa đào thì miền nam lại rực rỡ với màu vàng tươi của hoa mai. Mùa xuân miền Bắc với tiết trời se se lạnh, càng lạnh hoa đào càng nở rộ. Ngược lại hoa mai chỉ bung sắc vàng dưới ánh nắng rực rỡ của phương Nam. Dù có là hoa đào hay hoa mai thì cũng là hoa báo hiệu Tết đến xuân về, có ý nghĩa lớn trong nền văn hóa cổ truyền nước ta, báo hiệu sự khởi đầu mới với may mắn.
Bánh cổ truyền
Sự khác biệt tiếp theo là loại bánh ăn trong ngày Tết. Người Việt Nam nào cũng thuộc nằm lòng sự tích bánh chưng, bánh dày. Một loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất mẹ, bên trong có đậu, có thịt, có gạo là những sản vật sinh ra từ đất. Bánh là thể hiện sự biết ơn đất trời một năm mưa thuận gió hòa để người nông dân bội thu vụ mùa, cuộc sống no ấm. Còn đối với miền Nam thì bánh Tét là loại bánh đặc trưng của ngày Tết. Bánh Tét cũng na ná giống bánh chung, lá xanh bọc ngoài, bên trong là gạo nếp, nhân đậu, thịt nhưng khác về cách gói và hình dáng. Nhưng tựu chung lại đều là bánh cổ truyền được yêu thích của người dân Việt Nam.
Mâm ngũ quả
Đối với mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường là những hoa quả quen thuộc. Gần Tết là các mẹ phải mất công đi tìm những buồng chuối đẹp, quả to, xanh, đều nhau, thường xếp các buồng chuối theo hình tháp, cân bằng, chắc chắn. Nhà nào bày được những nải chuối đẹp sẽ được khách đến chơi Tết khen không dứt, và năm sau cũng hứa hẹn sự may mắn, hạnh phúc. Mâm ngũ quả còn có những quả quất cắm xen với chuối, rồi còn có cam, quýt, thanh long… Miền nam thường chú ý hơn đến tên các loại quả khi xếp mâm ngũ quả. Thường sẽ có mãng cầu, dừa, đu đu, xoài, sung… mà đọc lại đi sẽ là “cầu vừa đủ xài” hoặc “sung túc”…
Phong tục tiễn ông Công, ông Táo
Một sự khác biệt nữa cũng rất dễ thấy ở Tết hai miền Nam -Bắc đó là phong tục tiễn ông Táo về trời. Ngày 23 tháng Chạp theo truyền thuyết ông Táo của mỗi nhà sẽ cưỡi cá Chép về trời, tâu với Ngọc Hoàng về mọi chuyện đã xảy ra trong năm cũ dưới trần gian. Người miền Bắc thường làm cỗ mặn và mua Cá Chép về thả phóng sinh. Còn người miền Nam sẽ làm mâm cơm chay với lòng thành kính.
Cách tận hưởng ngày Tết
Phong cách tận hưởng ngày Tết của miền Nam khác hoàn toàn miền Bắc. Ở miền Bắc, đến ngày Tết, con cái dù có đi làm xa đến đâu thì cũng sẽ trở về quây quần bên gia đình, ăn bữa cơm đoàn viên cùng nhau trò chuyện. Rồi đi chúc Tết người thân, bạn bè, hàng xóm. Người miền Nam thì quan niệm khác. Họ cho rằng ngày Tết là để nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Người miền Nam sẽ dành thời gian, tiền bạc để đưa nhau đi du lịch, nghỉ dưỡng thật thoải mái.
Trên đây là một số sự khác biệt thú vị cơ bản giữa phong tục Tết của người miền Nam và người miền Bắc. Dù cho có khác nhau nhưng đều nằm trên lãnh thổ Việt Nam ta, vì vậy dù có sự khác nhau nhưng lại có ý nghĩa như nhau với mong muốn ngày Tết vui vẻ, đầm ấm bên gia đình.
Tại sao phải tặng quà ngày Tết ?
Tặng quà ngày Tết là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ của người Việt Nam ta. Xã hội ngày càng hiện đại, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, vì vậy việc tặng Quà Tết 2022 🎁 không chỉ đơn giản là tặng một món quà cho nhau mà nó phải có ý nghĩa, mang thông điệp, mang dấu ấn riêng và có sự độc đáo của món quà. Việc tặng quà không hỉ là sự ngoại giao, nó còn có cả tấm lòng, lời chúc tốt đẹp và mong muốn của người tặng quà. Nó như sợi dây vô hình gắn kết, thắt chặt thêm mối quan hệ, tình cảm giữa người tặng quà và người nhận quà.
Tết đến, Xuân về là dịp đặc biệt trong năm để chúng ta gửi lời cảm ơn, tri ân hoặc đơn giản chỉ là sự quan tâm đến với người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Một món quà thích hợp sẽ thay lời muốn nói của bạn.
Xu hướng tặng quà Tết của người miền Nam
Ngày nay việc tặng quà Tết càng trở lên phổ biến hơn. Cập nhật xu hướng tặng quà Tết của người miền Nam trong nhưng năm trở lại đây rất đa dạng. Có thể kể đến như cây cảnh, bánh kẹo, giỏ trái cây, giỏ quà Tết 2022 🎁 , rượu, những món ngon… Được ưa chuộng nhất phải kể đến đó là các món đặc sản miền Nam làm quà. Thị trường đặc sản vào mỗi dịp Tết đến trở nên nhộn nhịp hơn rất nhiều. Người ta tìm mua tặng nhau nào là bánh Pía sầu riêng Sóc Trăng, hạt điều Bình Phước, khô nhái vũ nữ chân dài An Giang… Đặc sản miền Nam cũng giản dị, chân chất như con người nơi đây vậy. Có phải vì thế mà được nhiều người yêu thích đến vậy.
Tham khảo:
Đặc sản miền Nam làm quà Tết
Mỗi vùng đất đều có điều kiện tự nhiên, xã hội khác biệt tạo nên những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng. Nếu đặc sản miền Bắc thiên về sự cầu kì, tinh tế thì ở miền Nam lại mang nét giản dị, chất chất như chính con người nơi đây. Nói đến ẩm thực miền Nam chúng ta nhớ đến câu ” dưới sông có cá, trên bờ có rau”. Đặc sản miền Nam có nguồn gốc từ chính những thứ quen thuộc hằng ngày được con người chế biến, sáng tạo thành những món ngon nức tiếng xa gần. Những món ăn này có thể dùng làm quà Tết ý nghĩa để biếu tặng bạn bè, người thân sẽ mang có ý nghĩa rất tốt đẹp. Cùng điểm qua các loại đặc sản miền Nam làm quà Tết đang được mọi người ưa chuộng:
Bánh Pía sầu riêng Sóc Trăng
Đến với đặc sản miền Nam làm quà Tết chúng ta không thể không nhắc tới món bánh Pía sầu riêng của Sóc Trăng. Bánh Pía có nguồn gốc vào khoảng đầu thế kỉ 19 do một số người Hoa ở làng Vũng Thơm, xã Đại Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng sáng tạo ra. Muốn thưởng thức chuẩn vị nhất của bánh Pía phải là bánh được sản xuất ở Vũng Thớm, Sóc Trăng.
Bánh hình tròn, dẹp, mặt trên có đóng mộc đỏ, tiếp theo là một lớp bột vàng tươi làm từ bột mì, đây cũng chính là lớp vỏ bánh. Lớp vỏ này rất dễ lột nên bánh Pía còn có tên gọi là bánh lột da. Nhân bên trong gồm nhiều nguyên liệu như đường cát, đậu xanh hoặc khoai môn, mứt, mỡ heo, sầu riêng, trứng muối… Bánh mềm, không quá ngọt. Sầu riêng là một nguyên liệu đặc sắc của món bánh này. Nếu bạn là tín đồ của loại quả với mùi hương đặc trưng này thì đừng nên bỏ qua món bánh Pía sầu riênh Sóc Trăng làm quà tặng cho nhau ngày Tết.
Hạt điều Bình Phước
Việt Nam nổi tiếng là một trong các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới trong đó có hạt điều. Bình Phước chính là địa phương trồng nhiều hạt điều nhất và hạt điều Bình Phước được đánh giá là ngon nhất và có giá trị dinh dưỡng cao. Đến với Bình Phước bạn có thể thấy được cả một rừng điều rộng lớn.
Hạt điều không chỉ là một món ăn ngon, cung cấp năng lượng mà còn có giá trị về mặt cải thiện sức khỏe, hỗ trợ tốt cho một số bệnh tật. Hạt điều là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giàu chất đạm và chất béo. Chúng ta đều biết chất béo từ thực vật khác hoàn toàn so với động vật, giúp tăng cường sức khỏe trái tim, giảm thiểu các bệnh lí mạch vành. Hạt điều không chỉ để ăn “chơi”, ăn vặt mà còn ăn để khỏe. Vậy còn chờ gì mà không tặng cho bạn bè, người thân món hạt điều Bình Phước trong dịp Tết này như một lời chúc mạnh khỏe và hạnh phúc.
>> Xem thêm:
Bánh phồng sữa Bến Tre
Không chỉ những món ăn hiếm có, khó tìm hoặc đắt đỏ, giá trị dinh dưỡng cao mới được coi là đặc sản của một vùng miền. Có những món ăn hình thức giản dị, mộc mạc nhưng chứa đựng trong đó là cả hồn quê hương. Khi thưởng thức nó con người ta thấy ùa về cả một khoảng kí ức. Đó cũng là đặc sản. Một món ăn rất quen thuộc với người dân Bến Tre ngoài kẹo dừa, mứt dừa non…đó là bánh phồng sữa. Dù bên ngoài không quá bắt mắt nhưng nếu bạn ăn nó đúng cách thì hương vị đúng là mĩ vị nhân gian.
Nhìn qua có vẻ giống bánh đa, bánh tráng nhưng bánh phồng sữa Bến Tre không lẫn được đâu. Bánh làm từ bột gạo nếp, nước cốt dừa trộn với nhau rồi đem cán bột, phơi nắng. Thưởng thức bánh phồng sữa bằng cách nướng lên hoặc chiên dầu. Bánh thơm mùi dừa, ngọt mà không ngấy. Ai ăn rồi sẽ nhớ mãi hương vị không quên.
Rượu sim Phú Quốc
Rượu sim Phú Quốc được ủ từ những trái sim tím lịm mọng nước. Sim chín được thu hoạch từ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Người ta đem sim ủ với rượu gạo ngon nhất, nồng độ chỉ khoảng 45 độ. Rượu sim Phú Quốc sau ủ sẽ có nồng độ từ 12-30 độ tùy vào nơi sản xuất.
Đây là một trong những loại đặc sản nức tiếng của miền Nam. Ai đến với vùng đảo Phú Quốc du lịch cũng phải tìm mua xách tay mang về bằng được để thưởng thức cũng như làm quà cho mọi người. Sở dĩ rượu sim được yêu thích đến vậy chính là nhờ sự cộng gộp của nhiều yếu tố. Đầu tiên hương vị thơm ngon, càng ủ lâu càng dậy mùi thơm. Hương sim phảng phất nhè nhẹ, không quá nồng như các loại rượu khác. Vị rượu ngọt nhẹ, thanh thanh của trái cây lại thêm vị cay nồng của rượu gạo. Nhấp một ngụm là cảm thấy ấm nồng, mùi thơm của sim vẫn còn quanh quẩn mãi khoang miệng cũng như mũi kể cả khi bạn đã nuốt xuống rồi. Vì là rượu trái cây nên rượu sim dùng được cho cả phụ nữ, trẻ em và người già. Cả phụ nữ mang thai cũng sử dụng được. Rượu tốt cho tiêu hóa cũng như hệ tuần hoàn. Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một li nhỏ giúp giấc ngủ của bạn ngon hơn.
Khô nhái vũ nữ chân dài An Giang
Món đặc sản này có một cái tên rất quyến rũ là “vũ nữ chân dài” được chế biến từ những con nhái. Món ăn mới lạ có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang. Mùa mưa là thời kì nhái phát triển nhất, người nông dân ở đây thường sử dụng đèn pin để đi soi bắt. Nhái sai khi mang về được làm sạch, lột bỏ bộ da xấu xí để lại phần thịt trắng nõn, nuột nà bên trong. Đặc biệt chân nhái rất dài, thẳng nên khi tẩm ướp gia vị rồi phơi khô thật khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh những vũ nữ với đôi chân thon dài miên man.
Tưởng tượng thôi cũng thấy hấp dẫn rồi. Khi thưởng thức món khô nhái này bạn chủ cần nướng lên giống như nướng mực khô. Thịt nhái dai, giòn sừn sựt, càng nhai càng ra vị ngọt làm món nhắm rượu ăn chơi thì đúng là tuyệt vời. Đặc sản miền Nam làm quà Tết bạn nhất định không thể bỏ qua món khô nhái vũ nữ chân dài An Giang.
Lưu ý khi tặng quà Tết
Một số lưu ý bạn cần biết khi chọn cũng như tặng quà Tết:
- Chọn địa chỉ tin cậy để mua được các loại đặc sản miền Nam làm quà. Tránh mua phải hàng kém chất lượng.
- Hàng phải có bao bì, nhãn mác in rõ tất cả các thông tin sản phẩm cũng như hạn sử dụng.
- Chọn lựa quà phù hợp với từng đối tượng theo sở thích, giới tính… Đặc biệt đối với một số đối tượng như phụ nữ có thai, người già, trẻ em… thì cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn.
- Bạn có thể tự tay gói quà Tết để thể hiện thành ý hoặc sử dụng dịch vụ gói đảm bảo món quà có hình thức bên ngoài bắt mắt, thể hiện sự tôn trọng đối với người nhận.
- Gỡ bỏ nhãn giá trước khi đem tặng để tránh sự kém duyên trong tặng quà.
Trên đây là một số loại đặc sản miền Nam làm quà Tết nổi tiếng được mọi người ưa chuộng trong những năm gần đây. Khi mà con người đang dần tìm về với thuần thiên nhiên, với cội nguồn thì những món đặc sản đậm chất quê hương lại càng đáng quý, đáng trân trọng.