Cách làm nước mắm sá sùng chỉ với 6 Bước Đơn Giản đảm bảo thành công

Sá sùng không chỉ là một loại thực phẩm quý, được sử dụng nhiều trong chữa bệnh Đông Y mà đây còn là loại gia vị thơm ngon được nhiều bà nội trợ sử dụng. Bên cạnh việc hầm nấu nước dùng phở, sá sùng còn được chế biến thành nước mắm sá sùng thượng hạng. Bạn có tò mò muốn biết cách làm nước mắm sá sùng tại nhà như thế nào? Hãy tiếp tục đọc bài viết dưới đây để đi tìm lời giải đáp nhé! 

Nước mắm sá sùng là gì?

Nước mắm sá sùng là nước mắm truyền thống được chế biến từ nguyên liệu chính là con sá sùng. Bên cạnh đó, loại nước mắm này còn có thành phần là các loại cá biển. Cách để tạo ra một chai nước mắm sá sùng đòi hỏi rất nhiều công đoạn phức tạp và thời gian vì chúng lên men từ con sá sùng sống kết hợp với các loại gia vị, muối và thảo dược. Hơn nữa, nước mắm sá sùng truyền thống không giống nước mắm công nghiệp nên không sử dụng chất phụ gia hay nguyên liệu, phẩm màu.

Do đó, nước mắm sá sùng có màu vàng đặc trưng, hậu vị ngọt thanh và cực kỳ giàu dưỡng chất. Nước mắm sá sùng không được sản xuất ở đại đa số các tỉnh thành trên cả nước mà chỉ một số vùng đủ điều kiện để sá sùng sinh sống mới làm được. Nổi bật nhất phải kể đó huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. Vốn dĩ sá sùng chỉ có thể sinh sống ở đây là vì hòn đảo này được ban tặng địa lý thuận lợi, thủy triều không quá nhiều dao động cùng với khí hậu ôn hòa mát mẻ nên sá sùng có điều kiện để phát triển khỏe mạnh.

Nước mắm sá sùng làm từ con sá sùng
Nước mắm sá sùng làm từ con sá sùng

Con sá sùng làm cho nước mắm không có vị mặn gắt như nước mắm cá mà lại có hương vị ngọt nhẹ nhàng. Dù không dùng mì chính, nồi nước dùng phở vẫn cực kỳ ngọt thanh. Đó là lý do mà nước mắm sá sùng có giá thành đắt hơn các loại nước mắm công nghiệp khác. Trước khi muốn biết cách làm nước mắm sá sùng, ta cần hình dung đặc điểm ngoại hình của chúng.

Sá sùng là loại hải sản không có xương sống, trông giống như con giun đất. Một con sá sùng trung bình thường dài 5 – 10cm. Tuy nhiên, có một số trường hợp sá sùng phát triển lên đến 30 – 40m. Tên khoa học cả sá sùng là Sipunculus nudus, thuộc ngành sá sùng. Mỗi vùng miền ở nước ta thường gọi sá sùng bằng những cái tên khác nhau như: con mồi, con trùng biển, con sâu cát, sa trùn, con mồi, địa sâm, bông thùa, bibi,…

Nơi sinh sống chủ yếu của sá sùng là Móng Cái, Vân Đồn. Ngoài ra, loài hải sản này còn phân bố rải rác ở vùng Côn Đảo, Nha Trang,… Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, bạn có biết vì sao nước mắm lại có giá thành đắt không? Bởi lẽ, chỉ riêng việc bắt chúng thôi cũng tốn nhiều thời gian và đòi hỏi kỹ thuật cao. Sá sùng thường sống những chiếc hang sâu, dùng tay không không thể bắt được. Hơn nữa, chỉ có duy nhất một thời điểm trong ngày mới bắt được sá sùng.

Đó là lúc mặt trời chưa mọc, người ngư dân phải dậy thật sớm từ 3 – 4 giờ sáng để đợi thủy triều xuống. Lúc này, nước rút sẽ làm lộ ra dấu vết những chiếc hang của sá sùng. Khó khăn không chỉ có thế, khi chúng bị bắt ra khỏi mặt nước hoặc hang, con sá sùng sẽ tự động cuộn tròn mình lại như một quả bóng. Thân sá sùng rất trơn nên đã khó khăn nay lại càng khó hơn.

Sá sùng sau khi được sơ chế
Sá sùng sau khi được sơ chế

Cách làm nước mắm sá sùng

Chắc hẳn sau khi tìm hiểu về công dụng và giá trị dinh dưỡng, bạn đang rất muốn biết cách làm nước mắm sá sùng tại nhà đúng không nào? So với những món ăn thông thường, làm nước mắm sá sùng đòi hỏi nhiều nguyên liệu và công đoạn phức tạp hơn nhiều. Còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay thôi nào!

Nguyên liệu

  • Cá nhâm 1 kg
  • Cá cơm 3 kg
  • Tép biển
  • Muối trắng 1 kg.
  • Trái dứa, mật ong hoặc nước đường.
  • Hũ đất hoặc hũ thủy tinh.
  • Sá sùng khô 1 kg.

Xem thêm về sản phẩm nước mắm sá sùng tại https://sasung.com.vn/san-pham/nuoc-mam-sa-sung/

Các bước thực hiện

Bước 1: Bước đầu tiên để làm được thành phẩm nước mắm sá sùng thơm ngon là phải chọn được nguyên liệu tươi sống. Cá cơm và đặc biệt là sá sùng nếu như bị hôi, ươn, tanh sẽ khiến mẻ nước mắm bị hỏng toàn bộ. Sau khi chọn mua được nguyên liệu tươi, bạn mang đi sơ chế. Cá cơm và tép biển bạn rửa với nước muối pha loãng đến khi thật sạch, thời gian ngâm ít nhất từ 15 – 20 phút đến khi hết mùi tanh thì vớt ra và để ráo nước. 

Bước 2: Rửa sạch hũ thủy tinh/ hũ nhựa đựng nước mắm. Bạn nên tráng qua nước sôi để đảm bảo tiệt trùng vi khuẩn, sau đó phơi nắng đến khi khô. Lưu ý khi phơi phải phơi ở nơi thoáng khí, không có ruồi nhặng. Nếu dùng hũ nhựa, bạn không nên dùng nước sôi vì sẽ làm nhựa chảy, khi đổ nước mắm vào sẽ không tốt cho sức khỏe. Dứa/ thơm bạn bỏ vỏ, chỉ lấy phần lõi bên trong và thái lát mỏng để trộn với cá và muối.

Bước 3: Sơ chế sá sùng. Đây cũng là bước quan trọng, quyết định đến hơn một nửa khả năng thành công của món nước mắm sá sùng. Có 2 cách để sơ chế loại hải sản này như sau: Cách 1, ngay sau khi thu hoạch về, bạn rửa ngay sá sùng bằng cách lộn ngược ruột, để dưới vòi nước chảy để trôi hết đất cát. Sau đó rửa qua các lần nước khác và đóng gói với đá lạnh, trữ trong thùng xốp.

Ngoài sá sùng tươi, bạn cũng có thể dùng sá sùng khô
Ngoài sá sùng tươi, bạn cũng có thể dùng sá sùng khô

Cách 2 đơn giản và được nhiều bà nội trợ ưa chuộng hơn là sử dụng sá sùng khô. Bạn có thể mua sẵn sá sùng tươi đã được sơ chế về để phơi khô bằng cách xếp mỏng lên chiếu phản hoặc mâm lớn, phơi dưới nắng to. Sau khi phơi từ 4 – 5 nắng, sá sùng tươi sẽ teo lại dần. 4-5 kg sá sùng tươi mới làm ra được 1 kg sá sùng khô, vì thế giá thành giá sùng khô luôn cao hơn nhiều. 

Bước 4: Ướp sá sùng với các và các loại gia vị, nguyên liệu khác. Công thức chuẩn được nhiều bà nội trợ truyền tai nhau là 3: 1 tức là 3 kg cá thì cho 1 kg muối. Nếu dùng thêm tép thì công thức là 4:1 (tức 4 kg cá và tép sử dụng 1 kg muối). Đầu tiên bạn rải một lớp muối mỏng xuống đáy hũ đựng sao cho phủ kín đáy. Lớp tiếp theo là số cá, muối, sá sùng, tép và dưa trộn đều lên trên. Cứ lần lượt xếp từng lớp cho đến khi hết cá với muối. 

Lưu ý quan trọng mà bạn bắt buộc phải nhớ là lớp trên cùng của hũ phải là muối để bảo quản lâu hơn, thành phẩm nước mắm ngon hơn. Dùng một tấm bao nilon để phủ lên lớp muối, dùng sức vừa phải ép chặt xuống từng lớp để hạn chế tối đa không khí xen giữa, tạo môi trường kị khí (ép hết khí ra ngoài). Bạn cần đảm bảo hũ phải được đậy nắp kín và để nơi khô thoáng, không chịu tác động của ánh sáng trực tiếp. 

Bước 5: Hằng ngày nên mở nắp hũ để trộn đều nguyên liệu. Công đoạn này sẽ mất từ 12 – 24 tháng tùy số lượng nguyên liệu và thành phẩm bạn mong muốn. Với 4kg cá thì chỉ sau khoảng 12 đến 15 tháng là có thể dùng mắm được. Từ sau 1-2 tuần, bạn nên kiểm tra hũ mắm. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng bọt khí thì cho thêm muối trắng lên mặt trên cùng rồi khuấy đều. Theo kinh nghiệm, chỉ bổ sung từ 0,1 đến 0,2kg muối, tối đa là 0,3kg so với lượng cá và tép có sẵn.

Bước 6: Khi thấy xác cá rã ra thành chất lỏng sền sệt nghĩa là mắm đá chín, xác cá chìm xuống dưới đáy hũ. Bạn lấy sá sùng khô rang giòn, vàng đều và đem nghiền nhỏ. Sau đó cho phần bột này ngâm vào nước cốt mắm cá và mắm tép đã rút được. Từ 1 – 3 tháng, bạn đem lọc và rót vào hũ đã tiệt trùng để dùng dần. Trải qua nhiều công đoạn từ sơ chế, ủ chượp nhiều tháng trời, những giọt nước cốt nước mắm nguyên chất chảy xuống, chỉ chờ bạn thưởng thức mà thôi.

Những giọt nước mắm sá sùng thượng hạng
Những giọt nước mắm sá sùng thượng hạng

Dinh dưỡng có trong nước mắm sá sùng

Khác với những loại nước mắm công nghiệp trên thị trường, nước mắm sá sùng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Bởi lẽ, bản thân thành phần của sá sùng có chứa đến 17 nguyên tố, 18 loại acid amin mà cơ thể không thể tự hấp thụ được. Khi ăn trực tiếp sá sùng hoặc sử dụng nước mắm sá sùng trong các bữa ăn hàng ngày cũng là cách để bạn cung cấp dinh dưỡng cho con thể đều đặn. 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, sá sùng nói riêng và nước mắm sá sùng nói chung có chứa các chất như glutamin, succinic, kẽm hay glyxin. Ngoài ra, trong nước mắm sá sùng còn dồi dào các chất tốt khác như taurin và khoáng chất. Hiếm có loại nước mắm nào vừa giàu giá trị dinh dưỡng lại thơm ngon, ngọt tự nhiên như nước mắm sá sùng.

Công dụng của nước mắm sá sùng 

  • Trị đổ mồ hôi bất thường
  • Chữa đau nhức xương khớp
  • Giúp kích thích ăn ngon, hệ tiêu hóa hoạt động linh hoạt hơn, hấp thụ thức ăn tốt hơn.
  • Giúp điều trị chứng bệnh còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Khi kết hợp sá sùng với các món ăn thúc đẩy quá trình thèm ăn ở trẻ.
  • Giúp điều trị căn bệnh hen suyễn kéo dài, các triệu chứng ho khan, ho cảm, ho có đờm.
  • Chữa chứng bệnh triều nhiệt, hay bị sốt về chiều gây mất cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.
  • Điều trị các bệnh về đau răng, lợi sưng đau, chảy máu chân răng.
  • Sá sùng còn góp phần làm giảm các hiện tượng như ra mồ hôi đêm, đau thắt ngực, thiếu sữa sau khi sinh, giúp tránh triệu chứng trầm cảm sau sinh,…
  • Sá sùng phù hợp khi dùng với những người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh, người tiểu đêm nhiều, tiểu són.
  • Sá sùng có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết.
  • Giúp tăng cân, bồi bổ đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
  • Giúp bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam giới và nữ giới.
  • Sá sùng còn có tác dụng điều trị hiện tượng yếu sinh lý, liệt dương
  • Hỗ trợ điều trị ung thư
  • Trị lao phổi, lồng ngực bứt rứt khó chịu
  • Trị các bệnh về tâm hàn, tăng cường sinh lực nam giới.
    Nước mắm sá sùng có nhiều công dụng tốt
    Nước mắm sá sùng có nhiều công dụng tốt

Cách nhận biết sá sùng chất lượng để làm nước mắm sá sùng

Như đã nói ở trên, một trong những bước quan trọng trong cách làm nước mắm sá sùng là lựa chọn và sơ chế nguyên liệu. Đừng bỏ lỡ những đặc điểm dưới đây để mua những con sá sùng thượng hạng nhất nhé. Đối với sá sùng tươi,  bạn cần chọn những con có màu sắc tươi, không bị thâm đen. Nên chọn sá sùng thân màu đỏ hồng, trên thân có những đường vân nhỏ li ti đều nhau. Nếu thấy sá sùng có mùi hôi tanh khó chịu, tuyệt đối không nên mua. 

>>> Xem thêm:

Đối với sá sùng khô, bạn nên chọn những con sá sùng có kích thước đều nhau, chọn con có hình dáng nguyên vẹn, không bị đứt hay quá vụn. Màu sắc đặc trưng của sá sùng là màu trắng hơi ngả sang sắc ngà và không bị tanh. Tuyệt đối không mua sá sùng đã xuống màu, mốc xỉn vì chúng đã bị hỏng, không tốt cho sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng nước mắm sá sùng 

Nước mắm sá sùng có thể dùng làm nước chấm và gia vị nêm nếm. Với nước chấm, bạn có thể rót thẳng nước mắm sá sùng và chấm trực tiếp mà không cần nêm thêm mì chính bột ngọt vì nước mắm đã có độ ngọt tuyệt ngon từ sá sùng. Cách pha nước chấm thứ 2 là bạn pha cùng các loại nước mắm khác và cho thêm gia vị như tiêu, tỏi, ớt tùy theo món ăn. Ngoài ra, nước mắm sá sùng còn dùng để tẩm ướp, xào, nấu canh, nấu cháo.

Nước mắm sá sùng DASAVINA thượng hạng

Cách làm nước mắm sá sùng tại nhà tuy chỉ cần dùng ít nguyên liệu nhưng không phải ai ai cũng đều làm được. Tỉ lệ làm ra những mẻ nước mắm thành công không hề cao vì đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm chọn cá, chọn sá sùng lẫn sơ chế, ủ chượp. Do đó, mua nước mắm sá sùng vẫn là lựa chọn khôn ngoan và đỡ mất công sức hơn so với việc tự làm. Tuy nhiên, bạn phải tìm hiểu kỹ những cơ sở sản xuất nước mắm sá sùng uy tín để tránh tiền mất tật mang, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người thân. 

Với châm ngôn luôn đặt lợi ích và niềm tin của người tiêu dùng lên hàng đầu, công ty Đặc sản Việt Nam DASAVINA là cơ sở sản xuất và phân phối nước mắm sá sùng uy tín nhất hiện nay. Sá sùng tại đây luôn là những mẻ tươi ngon nhất được đánh bắt ở bãi biển Vân Đồn – Quảng Ninh sau đó ngay lập tức mang đi sơ chế để giữ trọn độ tươi sống và giá trị dinh dưỡng. Khâu sơ chế cũng được làm kĩ càng để đảm bảo thành phẩm nước mắm chất lượng.

Nước mắm sá sùng DASAVIAN thượng hạng
Nước mắm sá sùng DASAVIAN thượng hạng

Nước mắm sá sùng DASAVINA có màu vàng đỏ đẹp mắt, vị mặn nơi đầu lưỡi và vị ngọt hậu, dậy mùi thơm ngon, khác biệt hoàn toàn so với những thương hiệu nước mắm công nghiệp. Ngoài ra, nước mắm sá sùng DASAVINA được đóng gói thành chai 0,5l nên rất thuận tiện để bạn mua dùng thử, mua biếu tặng hoặc bảo quản mà không lo hư hỏng. Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay đặt mua nước mắm sá sùng thượng hạng để thưởng thức đặc sản quý hiếm, bổ dưỡng sức khỏe ngay thôi nào!

Quý khách có thể đặt hàng online hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ: 

Tại Hà Nội:

CỬA HÀNG ĐẶC SẢN BÁ KIẾN

Địa chỉ: Số 18, lô 4B, Đ. Trung Yên 10A, P. Yên Hoà, Q. Cầu Giấy

Hotline: 0962.08.3232 – 0915.08.5151

Tại Hạ Long:

Địa chỉ: ô 41, tổ 1, khu 6, phường Yết Kiêu, Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh

Hotline: 0915.08.5151 – 0203.382.8558

5/5 - (1 bình chọn)