Con rươi hay còn được biết đến với tên gọi là rồng đất. Chúng có khoảng 500 loài với 42 chi. Rươi là một thực phẩm đặc sản thơm ngon đồng thời cũng là vị thuốc quý. Rươi chế biến thành các món ngon sẽ vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng. Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về loài rươi này nhé.
Đặt mua rươi Tứ Kỳ – Hải Dương thương hiệu Bá Kiến để sở hữu đặc sản rươi cao cấp, chất lượng với giá thành phải chăng nhất.
Hotline: 0962 08 3232 – 0915 08 5151
Địa chỉ: Số 18, lô 4B, Trung Yên 10A, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tham khảo các đặc sản khác tại website: dacsanbakien.com
Rươi những năm gần đây đã trở thành món Quà Tết độc đáo và ý nghĩa 🎁, nhất là sản phẩm Chả rươi.
Con rươi là gì?
Đặc điểm của con rươi
Rươi là một loại thủy sản rất đặc biệt của nước ta. Hình dáng của chúng giống như những con giun biển nhưng chúng là một loài có chân.
Cơ thể rươi có ba bộ phận gồm phần đầu, phần thân và các chi. Thân rươi chia làm các đốt, càng về sau độ rộng các đốt càng dài nhưng kích thước thì càng nhỏ đi. Đầu chúng tương đối nhỏ nhưng mắt thì to. Rươi được chia làm hai cá thể đực và cái riêng biệt. Nhưng đặc điểm hình dáng và cấu tạo bên ngoài của chúng giống nhau khiến chúng ta rất khó phân biệt.
Rươi thường có hai màu chính là hồng đất hoặc xanh lá. Màu sắc của chúng thường phụ thuộc vào nguồn nước từ các sông. Con trưởng thành thường đạt được kích thước từ 7-10 cm, chiều ngang là 0.5 cm.
Rươi sống ở những đâu và thời gian thu hoạch rươi
Bạn đã biết rươi sống ở đâu chưa? Nơi sinh sống của rươi thường ở vùng nước lợ ven các con sông hoặc những nơi đồng bằng ngập nước do nước sông tràn vào. Người dân thường tập trung thu hoạch rươi vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Theo kinh nghiệm của những người bắt rươi lâu năm thì chúng thường xuất hiện vào những ngày đầu, giữa và cuối tháng. Trong những ngày đó chúng ta sẽ bắt được nhiều nhất lúc 1-2 giờ sáng và 19-20 chiều, thời gian còn lại trong ngày thì có ít, rải rác.
Rươi ưa nước lạnh nên khi được đánh bắt sẽ cho vào những thùng nước đá tan bảo quản và vận chuyển đến cơ sở thu mua. Sau đó chúng mới được đưa vào sơ chế và chế biến.
Nơi nổi tiếng nhất về chất lượng cũng như số lượng rươi đó chính là Tứ Kỳ- Hải Dương. Ở đây người ta thường thu hoạch rươi vào hai vụ là vụ mùa và vụ chiêm. Mỗi khi con nước sông Thái Bình dâng lên rồi rút xuống để lại cho nơi đây nguồn kinh tế nuôi sống cả một địa phương.
Mời Quý vị theo dõi Video: Giới thiệu sản phẩm Rươi Tứ Kỳ thương hiệu Bá Kiến
Thức ăn của loài rươi
Vì là động vật nhỏ, đơn giản nên thức ăn của chúng thường có kích thước nhỏ và dễ kiếm trong tự nhiên. Thường thì là các mủn bã hữu cơ, xác động vật hoặc vi sinh vật trôi nổi trong nước, dưới lớp bùn của tầng đáy. Chúng ít di chuyển trong nước, sự di chuyển của chúng phụ thuộc vào mức lên xuống của con nước thủy triều dâng.
Rươi biển – “Người lao công” thầm lặng giữ sạch nguồn nước
Tác dụng to lớn của rươi không thể không kể đến đó là làm sạch nguồn nước. Giống như những loài giun nước có tơ khác, rươi đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa mùn bã hữu cơ, xác sinh vật trong nước. Nó giúp tạo độ phì nhiêu, tơi xốp và thông thoáng cho các vùng đất ngập nước.
Với khả năng làm sạch nguồn nước nơi chúng sinh sống nên rươi được coi như sinh vật chỉ thị mức độ ô nhiễm môi trường nước. Sinh vật có lợi này lại là nguồn thủy hải sản rất độc đáo đem lại nguồn kinh tế lớn cho các địa phương.
Rươi trong chế biến món ăn
Con rươi có tác dụng gì?
Rươi được dùng làm nguyên liệu trong chế biến rất nhiều món ăn. Và đặc biệt những món ăn này đều được coi là đặc sản ngon. Mọi người đều thắc mắc thịt rươi có lợi ích gì đối với sức khỏe?
Thịt rươi đem lại nguồn dinh dưỡng có giá trị cao. Các chuyên gia cho biết trong rươi có chưa các chất tương đương với thịt bê non. Cứ 100 gram thịt rươi có khoảng 12.4 gram chất đạm, 4.4 gram chất béo, cung cấp cho cơ thể tới 92 calo phục vụ các hoạt động sống. Ngoài ra trong rươi còn chứa thành phần các chất khoáng như phospho, sắt, kẽm, magie…
Lưu ý khi ăn những món chế biến từ đặc sản rươi
- Rươi ăn mùn bã hữu cơ, xác sinh vật trong nước vì vậy chúng có thể dễ dàng mang các mầm bệnh như ecoli, salmonella,.. vì vậy khâu chế biến phải tuân thủ chặt chẽ quy trình để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Rươi chế thường tiết ra một loại chất độc gây độc cho cơ thể. Nhẹ thì khó tiêu, chướng bụng. Nặng thì gây sock phản vệ. Vì vậy rươi chế biến cần được lựa chọn kĩ càng là rươi tươi ngon chuẩn.
Có phải ai cũng có thể ăn đặc sản rươi đúng không?
- Trong rươi có chứa một chất có tác dụng làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen.Vì vậy những người bệnh có tiền sử hen phế quản, hen suyễn tuyệt đối không được ăn những món làm từ rươi.
- Rươi có lượng chất đạm khá cao. Cũng giống như những loài thủy hải sản sinh sống dưới nước khác, chất đạm trong rươi dễ gây dị ứng. Cho nên đối với những người có cơ địa dị ứng nên hạn chế ăn hoặc nếu ăn thì nên thử một chút ít trước để xem khả năng phản ứng của mình.
- Với những người đã từng bị dị ứng với rươi thì tuyệt đối không ăn lại. Bác sĩ cho biết với các tác nhân gây ngộ độc thì lần sau sẽ luôn luôn nặng hơn lần trước.
- Vì là thực giàu đạm nên với những bà bầu đang trong giai đoạn nhạy cảm thì nên thưởng thức ít, vì nó gây nguy cơ đầy bụng, khoa tiêu.
- Trẻ em thì hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, vì vậy chỉ cho chúng ăn với lượng ít.
Với con rươi bạn chỉ cần cẩn thận, tỉ mỉ trong tất cả các khâu chế biến thì hoàn toàn có thể tin tưởng mà thưởng thức những món ăn từ rươi vô cùng bổ dưỡng. Chúc bạn thành công trong việc trổ tài chế biến các món ngon với đặc sản rươi tươi hấp dẫn dành tặng những người thân yêu trong gia đình.