Blog, Món chả mực
Cách làm chả mực giã tay tại nhà thơm ngon, dai giòn sần sật
Chả mực từ lâu đã là món ăn ngon miệng, hấp dẫn của rất nhiều gia đình Việt. Để có một đặc sản ngon miệng này, ngoài việc tìm mua tại cửa hàng đặc sản Bá Kiến – chuyên cung cấp đặc sản chả mực chuẩn hương vị Hạ Long, bạn cũng có thể tự làm món ngon này ngay tại nhà. Bài viết sẽ chia sẻ đến bạn cách làm chả mực chuẩn vị ai ăn cũng “nghiện” nhé!
Nếu không có thời gian làm chả mực, bạn có thể đặt chả mực Hạ Long loại VIP tại cửa hàng Đặc sản Bá Kiến.
Nội dung bài viết
Chả mực – Món ngon đầy đủ dinh dưỡng
Trong chả mực có chứa một số khoáng chất, trong đó đồng chiếm phần lớn. Khoáng chất đồng đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ, lưu trữ và trao đổi sắt cũng như hỗ trợ sự hình thành của hồng cầu. Nếu có triệu chứng thiếu máu thì cơ thể của bạn đang có khả năng thiếu đồng.
Chất dinh dưỡng thứ 2 là protein trong mực, giúp các cơ bắp chắc khỏe, da dẻ đẹp, tóc và móng phát triển vững chắc.
Thêm vào đó, chả mực còn chứa vitamin B2. Vitamin B2 giúp giảm tần suất và thời gian của chứng đau nửa đầu. Mặc dù chỉ là nghiên cứu sơ bộ nhưng dữ liệu này cho thấy bổ sung vitamin B2 giúp giảm chứng đau nửa đầu.
Cách làm chả mực tươi giã tay tại nhà dai giòn sần sật
Để có được món chả mực ngon điều quan trọng nhất là bạn phải mua được nguyên liệu thật chuẩn. Đây là những nguyên liệu cần chuẩn bị nhé.
Nguyên liệu chuẩn bị làm chả mực
- Mực tươi: 1 kg – 1.5 kg.
- Thịt ba chỉ sống: 100 – 200 gr hoặc thịt cả nạc cả mỡ hài hòa đều nhau.
- Tôm biển tươi: 100 – 200 gr.
- Hành, tỏi khô: 2 – 3 củ.
- Ớt: 2 quả.
- Hành tươi: 3 – 4 nhánh.
- Chanh: 1 quả.
- Thành phần khác: muối, tiêu xay, đường, bột ngọt, hạt nêm, dầu thực vật.
Các bước làm chả mực tại nhà
Bước 1: Rửa sạch và trộn nguyên liệu
Chả mực được rửa sạch, bóc vỏ, loại bỏ ruột đen, sau đó rửa sạch với nước lại lần nữa.
Tôm cắt bỏ đầu, đuôi, bóc vỏ sau đó rửa sạch với nước.
Thịt ba chỉ hay phần thịt nạc lẫn mỡ đều phải cắt bỏ phần tật, bỏ bì sau đó rửa với nước.
Hành, tỏi, ớt rửa sạch, thái cho vào 1 bát con. Tiếp đến vắt 1 quả chanh lọc hạt vào bát con này. Cuối cùng đổ gia vị vào cùng, gia vị ở dạng hòa tan để khi cho vào nguyên liệu sẽ được phân bố đều, điều này giảm tình trạng chả mực chỗ mặn chỗ nhạt.
Cắt nhỏ hoặc thái mực, tôm, thịt ba chỉ cho vào bát tô to để chuẩn bị đem giã.
Đổ bát gia vị vào bát tô to và dùng găng tay nilon đảo. Để bát tô này trong ngăn mát tầm 20-30 phút cho gia vị thẩm thấu vào từng thớ thịt.
Bước 2: Tiến hành giã chả mực
Cho ¼ bát tô nguyên liệu vào giã trước, vừa giã vừa đảo chỗ giã sao cho đều tay.
Khi cảm thấy mẻ giã vừa rồi đủ độ nhuyễn, nhỏ, nhớt thì cho ra khay. Lần tiếp theo giã lại cho một mẻ bằng lần trước. Vì nếu cho nhiều vào cùng một lúc sẽ khó giã đều, chỗ to chỗ nhỏ. Nếu giã không đều, khi rán dễ chỗ sống chỗ chín.
Sau khi đã giã lần lượt hết chỗ nguyên liệu, bạn tiếp tục đổ toàn bộ vào cối để đảo, cho cả mẹ được trộn đều vào nhau.
Bước 3: Rán chả mực
Sau khi giã xong nguyên liệu, bạn tiến hành nặn chả tạo thành hình bánh tròn như bánh rán. Trong quá trình nặn, mỗi lần vẹo một phần nguyên liệu để nặn thì thấm một ít dầu thực vật trước để làm giảm tình trạng dính nhớt. Điều này cũng giúp quá trình nặn chả đẹp và nhanh hơn.
Tiếp theo, bạn chuẩn bị một chảo mỡ nóng là có thể rán rồi. Chú ý là nên cho mỡ ngập ¾ chảo để rán nhanh và chả không bị cháy cũng như miếng chả sẽ đảm bảo độ chín đều.
Bạn lần lượt cho các mẻ vào rán, chú ý không để quá nhiều miếng vào cũng lúc tránh tình trạng không đảo kịp sẽ bị cháy, mất vị thơm ngon của chả.
Nếu bạn muốn rán cho các lần sau thì chỉ cần rán sơ qua và cho vào ngăn đông tủ lạnh nhé.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
Mực tươi: Phải là loại còn tươi, tránh mua loại đã chết hay để ngăn đông lâu ngày. Nên chọn những con tương đối to cho phần thịt chắc, dai giòn.
Thịt lợn: Cũng là thịt lợn tươi, mới làm thịt. Chọn phần thịt cả nạc cả mỡ tránh chọn miếng quá nạc hoặc quá mỡ sẽ dẫn đến chả mực không có vị hài hòa đâu.
Tôm: Nên chọn loại tôm to và tươi bằng ngón tay trỏ trở nên để đảm bảo độ dai giòn của sản phẩm. Mua được từ người vừa đánh bắt về là tốt nhất.
Hành, tỏi, gia vị khác: Đều đạt chất lượng nhãn mác, mua từ nhà cung cấp có thương hiệu.
Những người không nên ăn chả mực
Những người dị ứng với mực vì rất nhiều người dị ứng với đồ biển.
Những người đang dùng thuốc Đông Y có chứa các vị như: phụ tử, bạch nhiễm, bạch cập.
Những người bị cảm, tiêu chảy, phong hàn, đổ nhiều mồ hôi…
Cách bảo quản chả mực
Bạn nên làm một lượng vừa phải cho các lần sau, tránh để lâu sẽ hỏng và mất hương vị ban đầu nhé.
Nếu chưa muốn ăn ngay thì bạn có thể chiên sơ qua rồi cho vào hộp nhựa đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh ngăn đông. Cách làm này giúp bạn giữ được chả mực trong 2 tuần.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách làm chả mực ngon hấp dẫn, thực hiện đơn giản. Hy vọng với chia sẻ trong bài viết sẽ đem đến một món ngon khó cưỡng cho thực đơn của gia đình bạn.