Blog, Mực Khô Cô Tô
Mực Khô Bị Mốc có ăn được không và các dấu hiệu nhận biết?
Mực Khô là một món ăn ngon, chế biến được khá nhiều món phong phú. Tuy nhiên nếu bảo quản không đúng cách mực khô hoàn toàn có thể bị mốc. Vậy mực khô bị mốc có dấu hiệu như thế nào, có nên tận dụng sơ chế ăn mực đã mốc không? Trong bài viết này, Đặc sản Bá Kiến sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin về Mực Khô Bị Mốc.
Nội dung bài viết
Như thế nào gọi là Mực Khô Bị Mốc
Mực Khô Bị Mốc là cách gọi dân gian. Bản chất của mực mốc là do sự hoạt động của vi khuẩn, nấm trên bề mặt mực. Do điều kiện bảo quản ẩm mốc làm môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn nấm mốc phát triển. Nấm mốc không chỉ làm biến đổi về chất của mực, chúng tiết ra độc tố gây hại thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu con người ăn lượng lớn vào cơ thể.
Để hạn chế việc mực khô bị mốc, khi mua mực khô bạn nên chọn những của hàng uy tín, chất lượng. Bạn có thể tham khảo mua Mực Khô Ngon TẠI ĐÂY.
Mực Khô Bị Mốc có các dấu hiệu gì?
Chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết Mực Khô Bị Mốc bằng mắt thường. Mực mốc sẽ xuất hiện những chấm đen li ti dọc thân mực và râu mực. Đây là dấu hiệu nhận diện đặc trưng của nấm mốc.
Mực mới bị mốc diện tích xuất hiện chấm đen sẽ nhỏ và mật độ chấm đen sẽ thưa. Vì vậy cần quan sát tinh mắt để phát hiện ra khi mực mới bị mốc. Mực mốc nhiều thậm chí còn bị biến đổi từng mảng to xanh đen trên bề mặt con mực.
Ngoài màu sắc mực bị thay đổi, khi bị mốc, mực cũng không còn giữ được mùi thơm đặc trưng mà thay vào đó là mùi ẩm mốc thậm chí xộc thẳng lên mũi.
Nguyên nhân nào dẫn đến Mực Khô Bị Mốc
Có rất nhiều lý do làm cho Mực Khô Bị Mốc. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Đầu tiên là do bạn chưa biết bảo quản đúng cách mực khi sử dụng còn thừa tại nhà. Mực khô nếu không được bọc kín và để trong tủ sẽ rất dễ bị nhiễm nấm mốc.
- Mực khi phơi không đảm bảo đúng quy trình, mực phơi không đủ nắng, quá trình vận chuyển không đảm bảo vệ sinh dẫn đến mực mốc trước cả khi đến tay người tiêu dùng.
- Môi trường khí hậu nước ta khá nướng ẩm dễ làm tạo môi trường cho nấm mốc phát triển.
- Một số tiểu thương buôn bán thiếu trách nhiệm, vô lương tâm,chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân mà rửa mực đã mốc rồi đem phơi lại.
Mực Khô Bị Mốc có ăn được không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g mực khô cung cấp cho chúng ta 60g đạm, 4,5g chất béo, 2,5g tinh bột, 290 calo. Ngoài ra, mực khô còn là nguồn cung cấp các yếu tố vi lượng vô cùng tuyệt vời như sắt, kẽm, selen… cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi Mực Khô Bị Mốc, các vi khuẩn nấm mốc trên bề mặt mực sẽ tiết ra độc tố vô cùng nguy hại tới sức khỏe. Ăn mực mốc không những đã bị biến đổi về chất mà còn có nguy cơ gây ngộ độc với cơ thể.
Đặc biệt các biện pháp mà chúng ta vẫn hay dùng như rửa sạch mực với nước, phơi khô hoặc sấy khô lại mực hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ được các độc tố mà vi khuẩn đã tiết ra.
Gợi ý cách bảo quản Mực Khô đúng cách
Có rất nhiều cách để bảo quản Mực Khô nhưng dưới đây là cách bảo quản chuẩn nhất:
- Bọc mực khô thật chắc chắn vào 2 – 3 lớp giấy ăn. Bước này bạn cần chú ý không nên bọc mực bằng giấy báo vì mực in trên giấy báo có hại cho sức khỏe. Nếu bọc bằng giấy báo thời gian dài chất độc dễ thấm vào con mực.
- Bọc thêm bên ngoài hai lớp giấy bóng nữa với hai đầu bọc khác nhau để đảm bảo mùi đặc trưng của mực không bị thoát ra ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
- Để mực đã bọc kín vào ngăn đá tủ lạnh.
Xem thêm: Bảo quản mực khô như thế nào chuẩn nhất, bạn đã biết chưa?
Trên đây là những thông tin bổ ích về Mực Khô Bị Mốc, hy vong bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về vấn đề này. Chúc bạn là người tiêu dùng thông thái để mang lại những điều tuyệt vời nhất cho sức khỏe của những người thân yêu.