Blog, Rươi Tứ Kỳ
Nuôi rươi – Kỹ thuật nuôi rươi sạch đạt năng suất cao
Nuôi rươi hiện tại là một hướng đi mới của người dân vùng nông thôn, việc nuôi rươi đem lại khả năng cao, giúp bà con nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Nuôi rươi không những không cần bỏ ra nguồn vốn lớn, kỹ thuật không quá phức tạp mà nó còn đem lại nguồn thu nhập khủng cho bà con. Sản lượng cao, giá thành rươi những năm gần đây cũng rất hấp dẫn, giá rươi dao động từ 450.000đ- 550.000đ/ kg. Do đó nuôi rươi hoàn toàn có thể đem lại cho những hộ nuôi rươi khoản thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nội dung bài viết
Rươi là con gì?
Có thể với nhiều người rươi vẫn là một cái tên khá xa lạ. Tuy nhiên những năm gần đây, rươi đã trở thành món đặc sản dần phổ biến vì hương vị rất đặc trưng và giá trị dinh dưỡng của nó đem lại. Cùng với đó, ngày càng có nhiều cơ sở nuôi rươi, thu mua và phân phối rươi trên khắp cả nước.
Rươi là một loài nhuyễn thể sinh sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn, nó còn có tên gọi khác là rồng đất, thuộc họ rươi, có hình dạng như con giun nhưng dẹp hơn, thân dài từ 6- 7 cm, chiều ngang khoảng 5 mm, toàn thân khoảng 50-60 đốt, có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Rươi là động vật phân tính đực cái rõ ràng, sinh sản bằng cách tách lìa phần đuôi có tế bào sinh dục, phóng trứng và tinh trùng vào nước. Mất khoảng hơn 1 năm, phần đuôi tự tách ra mới phát triển lại bình thường.
Kỹ thuật nuôi rươi sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao
Rươi được nuôi ở đâu?
Rươi thường được nuôi ở bãi triều, ruộng lúa hoặc những nơi có nước thủy triều ra vào. Diện tích nuôi rươi tối thiểu phải đạt 500 m2, có bờ bao cao hơn mực nước 30 cm. Bùn cát lót dưới đầm theo tỉ lệ 2 bùn:1 cát.
- Độ mặn nước trong đầm từ 0-10%.
- Hàm lượng oxi trong đầm tối thiểu phải đạt 4mg/l.
- Độ pH 6,5- 8,5.
- Phải đảm vệ sinh nước trong đầm, không để ô nhiễm nguồn nước hay không khí.
- Xung quanh đầm cần phải giữ sạch sẽ, phát quang cỏ dại.
Có thể trồng một số loại cỏ thân mềm để tạo sinh cảnh và làm mát nước trong những ngày nắng nóng. Cần đảm bảo trong đầm không có cá tôm cua… để tránh làm hại cho rươi.
Có cần phải cải tạo đầm thường xuyên?
Để đảm bảo môi trường cho rươi sinh trưởng phát triển tốt nhất, việc cải tạo đầm hàng năm là việc làm không thể thiếu. Thời gian cải tạo đầm thường được chọn vào tháng 3 cả tháng 9.
Tuy nuôi rươi không cần quá nhiều kĩ thuật phức tạp nhưng cần đảm bảo về nồng độ oxy, độ mặn, độ pH, nước trong đầm luôn sạch…đảm bảo hệ sinh thái tốt nhất cho rươi.
Cách lấy giống rươi
Thời điểm lấy giống rươi thuận lợi nhất rơi vào khoảng tháng 4-5 và 9-12 âm lịch.
Canh thời điểm thủy triều lên mở nắp cống cho nước chảy vào đầm, ấu trùng rươi sẽ theo nước đi vào chui xuống đáy bùn. Khoảng 4 tiếng sau khi thủy triều rút mở nắp cống cho nước ra. Giữ mức nước trong đầm luôn ở khoảng 40- 50cm.
Kỹ thuật nuôi rươi
- Sau 1 tháng lấy giống, dùng vợt vớt 1 lớp bùn trên bề mặt đầm sẽ xuất hiện rươi con trong lớp bùn phía dưới.
- Cần phải thay nước đầm thường xuyên để đảm bảo đủ điều kiện cho rươi sinh trưởng phát triển.
- Khi lấy nước vào cần đặt lưới chắn để chặn những loài vật khác như tôm cua cá… gây hại cho rươi.
- Thức ăn của rươi là mùn bã, xác sinh vật phù du trôi nổi trong nước nên chỉ cần môi trường thuận lợi là rươi có thể phát triển, giúp giảm bớt rất nhiều kinh phí cho người l nuôi rươi.
Thu hoạch rươi
Chỉ sau 6 tháng lấy giống rươi có thể cho thu hoạch. Rươi sẽ thu hoạch làm nhiều đợt, vừa nâng cao năng suất cho các hộ nuôi rươi, vừa đảm bảo cung ứng ra thị trường liên tục.
Rươi sau thu hoạch có thể sống đến 6- 7 ngày. Tuy nhiên việc bảo quản rươi cần hết sức thận trọng vì rươi rất dễ bị dập phần thân, gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chung của rươi.
Rươi đem lại giá trị kinh tế như thế nào?
Hoạt động nuôi rươi diễn ra quanh năm nhưng mùa rươi rộ nhất vào tầm tháng 10 tháng 11 âm lịch, khi rươi vào đúng vụ, chất lượng và sản lượng cũng cao hơn, mỗi tháng cho thu hoạch được 2- 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 ngày.
- Sản lượng rươi mỗi năm của mỗi hộ nuôi rươi rơi vào khoảng tầm 3,5- 4 tạ rươi.
- Giá thương lái thu mua ngay tại đầm tùy từng thời điểm, trung bình khoảng 420- 500 nghìn/kg.
- Rươi thu hoạch đến đâu được thương lái thu mua hết đến đấy.
Nuôi rươi không những không yêu cầu kỹ thuật cao mà đầu ra của rươi lại vô cùng thuận lợi, giá thành và sản lượng đều ổn định qua các năm.
Địa chỉ mua rươi uy tín tại Hà Nội
Chắc bạn từng nghe về rươi Tứ Kỳ- Hải Dương, nó không chỉ là thương hiệu mà còn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua rươi tại đầm ở các tỉnh như Hải Phòng hay Thái Bình, đây đều là những nơi có điều kiện thiên nhiên, nguồn nước thuận lợi để nuôi rươi, nhưng rươi ngon nhất thì chắc chắn phải là Rươi Tứ Kỳ.
Nếu bạn không có điều kiện đến tận nơi để mua rươi ngon, chất lượng thì cũng không nên quá băn khoăn vì Đặc sản Bá Kiến sẽ giúp bạn làm điều đó. Cửa hàng Đặc sản Bá Kiến chuyên phân phối đặc sản Rươi Tứ Kỳ – Hải Dương tươi ngon, chất lượng cao.
Vào mùa rươi, cửa hàng cung cấp ra thị trường sản phẩm rươi tươi sống, vừa được đánh bắt. Với những khách hàng muốn mua rươi về sử dụng trong thời gian dài thì rươi Tứ Kỳ cấp đông tại Cửa hàng Bá Kiến sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Đặc biệt, Rươi Tứ Kỳ thương hiệu Bá Kiến được Chứng nhận Hàng Việt Nam Chất lượng cao do chính người tiêu dùng bình chọn trong nhiều năm liền (từ năm 2017 đến nay). Vậy nên, lựa chọn Rươi Tứ Kỳ tại cửa hàng, khách hàng có thể hoàn toàn đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm, các dịch vụ tiện ích cửa cửa hàng.
Đặt mua Rươi Bá Kiến TẠI ĐÂY.
Trên đây là những chia sẻ của bài viết về kỹ thuật nuôi rươi, các lưu ý và giá trị kinh tế rươi đem lại. Hy vọng một số thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận loại đặc sản đem lại giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng này. Chúc bạn thành công với kế hoạch nuôi rươi hiệu quả!